QNCC.com.vn
Đang tải dữ liệu...
 
Xi măng xanh bảo vệ môi trường

Trang chủ
 
Giới thiệu công ty
 
Sản phẩm và Dịch vụ
 
Các dự án
 
Tin tức
 
Thông tin cổ đông
 
Chứng chỉ
 
Liên hệ
Lời cảm ơn | Lịch sử | Cơ cấu tổ chức | Các công ty thành viên | Chiến lược phát triển | Hoạt động chính
Lịch sử
Trang chủ  >  Lịch sử
Lịch sử Công ty

Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh tiền thân là Xí nghiệp Than Uông Bí thành lập theo quyết định số 460 ngày 24 tháng 7 năm 1987 của UBND tỉnh Quảng Ninh; sau đó được thành lập lại theo Nghị định 388 của HĐBT kèm theo Quyết định số 157 QĐ - UB của UBND tỉnh Quảng Ninh, ban hành ngày 20 tháng 01 năm 1993. Ngày đầu thành lập, Xí nghiệp chỉ có gần 100 cán bộ công nhân. Từ một Xí nghiệp chỉ khai thác và sản xuất Than với sản lượng khai thác và kinh doanh thấp, Ban giám đốc đã quyết định tập trung nội lực, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng, đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Uông Bí tại Xã Phương Nam, Thị Xã Uông Bí, Quảng Ninh . Ngày 22 tháng 01 năm 1997 UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 262 QĐ/ UB “ V/v sáp nhập Xí nghiệp Xây dựng Uông Bí vào Xí nghiệp Than Uông Bí thành Công ty xi măng và Xây dựng Uông Bí ”


Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất Xi măng, sản xuất chế biến Than, sản xuất đá xây dựng và vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, san lấp mặt bằng, làm đường giao thông. Ngày đầu thành lập Công ty có 03 đơn vị thành viên:


Nhà máy Xi măng Uông Bí


Xí nghiệp Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng


Xí nghiệp khai thác và chế biến than


Việc hình thành mô hình SXKD mới, câu hỏi được đặt ra cho ban lãnh đạo Công ty là phải làm gì để ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển trong thời gian trước mắt cũng như những năm tiếp theo. Tuy nhiên với những nỗ lực vượt bậc của ban Lãnh đạo cùng sự đoàn kết đồng thuận của tập thể CBCNV, Công ty không những đã đứng vững mà còn từng bước ổn định được tình hình, sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả. Quy mô phát triển của Công ty ngày càng được mở rộng, đã thu hút và tạo được nhiều công ăn việc làm cho con em CBCNV trong Công ty cũng như nguồn lực lao động trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh. Gần một năm sau, trước cung cách làm ăn hiệu quả cùng với uy tín của Doanh nghiệp, ngày 11 tháng 4 năm 1998 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định số: 1125/QĐ - UB, “ V/v sáp nhập Công ty xi măng và xây dựng Uông Bí, thành Công ty xi măng và Xây dựng Quảng Ninh ” với các đơn vị trực thuộc Công ty gồm:


Nhà máy Xi măng Lam Thạch


Nhà máy Xi măng Hà Tu


Xí nghiệp khai thác và chế biến Than Uông Bí


Xí nghiệp Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng


Được hình thành theo tên gọi mới: Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh, lúc này việc sáp nhập những đơn vị gặp khó khăn do làm ăn thua lỗ vào Công ty, đang là thời điểm vô cùng khó hhăn bởi cung cách làm ăn manh mún cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp Nhà nước, ở vào thời điểm những năm cuối thập kỷ 90. Việc tiếp tục phải tìm ra lời giải mới cho mục tiêu SXKD theo hướng đa ngành được đặt ra từ rất nhiều phương án, thuận lợi nhiều nhưng thử thách cũng vô cùng cam go . Nhưng một lần nữa bằng sự tự tin, giám nghĩ, giám làm của ban lãnh đạo Công ty, qua những chuyến đi công tác học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình, quy mô tổ chức SXKD của nhiều doanh nghiệp lớn, cộng với khả năng nhạy bén, tiên lượng cung cầu của thị trường cũng như xu hướng phát triển kinh tế của các Doanh nghiệp thời mở cửa. Hướng phát triển và kinh doanh đa ngành của Công ty đã dần phát lộ, các mũi sản xuất như: Xi măng, Than, Đá, Xây lắp các công trình …đã bổ trợ cho nhau một cách uyển chuyển và hiệu quả. Điểm nhấn tiếp theo của chuỗi thành công này phải kể đến khi ban lãnh đạo Công ty quyết tâm mở rộng quy mô SXKD, đầu tư dây truyền thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh. Kết quả, chỉ sau một thời gian mở rộng sản xuất, đặt tiêu chí và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, các sản phẩm của Công ty làm ra đã đạt được uy tín và thương hiệu, được thị trường trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh tin dùng.


Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển không ngừng Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh, Công ty đã giành được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài tỉnh . Hoạt động SXKD của Công ty không ngừng được mở rộng. Đặc biệt, Công ty đã đầu tư chiều sâu với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đáp ứng mọi yêu cầu SXKD trong thời kỳ đổi mới. Do vậy mà tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình đạt từ 30 – 40%. Hiện nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn gồm 17 đơn vị thành viên với hơn 3000 cán bộ công nhân viên. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực, Công ty có đông đảo đội ngũ kỹ sư và thợ kỹ thuật lành nghề có thể tác nghiệp trong nhiều lĩnh vực.


Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, Vì vậy các mặt hàng Công ty sản xuất ra đã chiếm được uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt tầm vóc của Công ty càng lớn mạnh hơn khi Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Cái Lân tỉnh Quảng Ninh tại Quyết định số 899/QĐ- TTg, ngày 20 tháng 9 năm 2000 với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Sau 2 năm đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện nay KCN Cái Lân đã được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê gần hết diện tích đất trong KCN để SXKD, đem lại hiệu quả và lợi ích cho Công ty cũng như thu hút và tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng đến tuổi lao động trong tỉnh Quảng Ninh và các vùng phụ cận . Khu Công nghiệp Cái Lân đang có những vị trí vô cùng thuận lợi bởi phía Đông Bắc giáp nhà máy đóng tầu Hạ Long và Vinasin, cùng rất nhiều các Công ty phục vụ ngành công nghiệp…phía Đông Nam nối với khu Công nghiệp mở rộng bao gồm một loạt các nhà máy chế biến Mì, Dầu thực vật Cái Lân…và đặc biệt là Cảng nước sâu Cái Lân, có luồng tầu dài 18 hải lý ( 27 km ), chiều rộng 110m; độ sâu 8,2m; thuỷ triều cao nhất + 4,46m. Cảng biển có thể tiếp nhận tầu có trọng tải 40.000 tấn ra, vào, nhận, trả hàng hoá. Chạy song song với khu Công nghiệp về phía Nam là tuyến quốc lộ 18A nằm trong tam giác kinh tế, ngả lối thông qua cầu Bãi Cháy thành phố Hạ Long, đến Cẩm Phả, Mông Dương… vùng khai thác than lộ thiên với trữ lượng lớn nhất nước và chạy thẳng ra cửa khẩu Quốc tế Móng Cái – Quảng Ninh, bên kia là cửa khẩu Đông Hưng – Trung Quốc.


Đứng trước cơ hội Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO, Tháng 02 năm 2005 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số: 497 / QĐ - UB “ V/v Phê duyệt Phương án Cổ phần hoá và chuyển Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh thành Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh”. Bước chuyển đổi mang tính bước ngoặt đối với lịch sử hình thành Công ty, trong tư duy cũng như trong quan hệ sản xuất đã quyết định tới việc tính toán lại phương án SXKD của

Số lượt đọc:  14449  -  Cập nhật lần cuối:  11/01/2018 09:57:22 AM